Thuc pham the hinh giúp tăng cân và tăng cơ
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn
Ngoài chế độ ăn giàu dưỡng chất, cha mẹ cần kiên nhẫn để tập cho trẻ từng thói quen ăn uống lành mạnh.
Tại hội thảo "Quản lý và điều trị chứng biếng ăn của trẻ em" diễn ra cuối tháng 5, các chuyên gia cho biết có khoảng 35% trẻ em Việt Nam mắc chứng biếng ăn. Trẻ biếng ăn, kén ăn thường tiêu thụ ít dưỡng chất và năng lượng hơn so với mức cần thiết, dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Nếu không cải thiện sớm, thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ khó phát triển hết tiềm năng của bản thân.
Tiến sĩ Yen Ling Low và bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương chia sẻ tại hội thảo "Quản lý và điều trị chứng biếng ăn của trẻ em" do Abbott và Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức.
Bác sĩ Huỳnh Thị Duy Hương - Trưởng phân môn Sơ sinh, bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM nhấn mạnh, gia đình có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ. Trẻ biếng ăn có thể do trục trặc hệ tiêu hóa, thiếu vi chất kẽm, tâm lý chán ghét ăn uống hoặc do món ăn không hợp khẩu vị. Chỉ khi tìm đúng nguyên nhân, phụ huynh mới có thể khắc phục thành công chứng biếng ăn của con. Quá trình này đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn để tập cho trẻ những thói quen ăn uống lành mạnh, ngày càng thấy bữa ăn ngon miệng hơn.
Tiến sĩ Yen Ling Low, chuyên gia lâm sàng tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm Dinh dưỡng của Abbott khu vực châu Á - Thái Bình Dương tư vấn thêm, trẻ biếng ăn cần ưu tiên các thực phẩm giàu dưỡng chất, vitamin và khoáng chất. Trong giai đoạn 1-5 tuổi, trẻ cần nhiều dinh dưỡng để phát triển chiều cao và cân nặng; tăng cường sức đề kháng; phục hồi và phòng chống bệnh tật; phát triển trí tuệ, thể chất và trao đổi chất. Biếng ăn kéo dài khiến trẻ không bắt kịp đà tăng trưởng so với bạn bè cùng trang lứa. Dinh dưỡng thể hình
Kết hợp tư vấn dinh dưỡng và phương pháp bổ sung dinh dưỡng (Pediatric Nutritional Supplement - PNS) là biện pháp hiệu quả cải thiện tình trạng thiếu hụt chất ở trẻ mà các chuyên gia Abbott khuyến nghị.
Nghiên cứu tại Philippine thực hiện trên nhóm trẻ có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho thấy, sau 48 tuần bổ sung dinh dưỡng, trẻ tăng trưởng nhanh hơn trong 4 tuần đầu và giữ mức phát triển ổn định trong suốt quá trình sau. Trẻ cũng thể hiện rõ sự gia tăng về chiều cao và cân nặng, mà không bị béo phì. Mặt khác, số ngày trẻ bị bệnh giảm đáng kể. Nhờ phương pháp PNS, trẻ hứng thú hơn với việc ăn và các hoạt động thể chất.
0 Comments:
Post a Comment
Subscribe to Post Comments [Atom]
<< Home